9/07/2020

Tại sao kim cương lại đắt đỏ?

Kim cương là loại đá quý gắn liền với quyền lực và tình yêu vĩnh cửu. Đến nỗi bất cứ cô gái nào cũng mơ ước sở hữu viên đá lấp lánh này. Tuy nhiên, bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao kim cương lại đắt đỏ như vậy? Vì kim cương cứng, hiếm, khai thác và chế tác tốn kém? Hay có những thế lực to lớn đang điều chỉnh, đẩy giá kim cương lên cao?
Cùng tìm hiểu nhé!

Cách các nhà buôn trình bày về giá của kim cương

Khi tìm hiểu tại sao kim cương lại đắt, các nhà sản xuất, bán lẻ kim cương như sản xuất các mẫu Nhẫn cặp kim cương chắc chắn sẽ cung cấp cho bạn những lý do sau:

Kim cương hiếm và khó khai thác

Trong tự nhiên, kim cương phải mất đến hơn 1 tỷ năm dưới độ sâu, nhiệt độ và áp suất lớn mới có thể hình thành. Sau đó, nó phải được dòng nham thạch Kimberlite đưa lên mặt đất trong các đợt phun trào từ hàng triệu năm trước. 


Việc khai thác kim cương tốn nhiều công sức

Trên Trái Đất, có rất ít lục địa có thể đáp ứng đủ điều kiện để hình thành mỏ kim cương. Vì vậy, kim cương rất hiếm và có số lượng hạn chế. Chưa kể, việc thăm dò kim cương vô cùng tốn kém và khó khăn. Đôi khi, phải mất hơn 10 năm để có thể phân tích địa hình, địa chất, lập kế hoạch khai thác cho một mỏ kim cương.
Ngoài ra, việc đào, tìm kim cương cần rất nhiều nhân công và máy móc hiện đại. Các công ty khai thác phải trả lương cho hàng triệu thợ mỏ ở châu Phi, Nam Á, Bắc Mỹ… mỗi ngày.

Tại sao kim cương đắt? - Vì chế tác kim cương cũng không dễ dàng

Mặc dù tổng lượng kim cương thô khai thác được tại các mỏ mỗi ngày không hề ít. Nhưng số đạt chất lượng để làm trang sức thì không nhiều. Trên thị trường, có đến 80% kim cương sử dụng trong ngành công nghiệp. Đây là những viên đá có lẫn nhiều tạp chất, có màu đen, nâu hoặc có kích thước nhỏ. Do có độ cứng vượt trội, chúng sẽ được sử dụng làm giàn khoan, dao cắt kim loại, linh kiện điện tử…


Công xưởng chế tác kim cương ở Ấn Độ

20% kim cương đạt phẩm chất sẽ được đưa đến các công xưởng đánh bóng, cắt gọt. Những dây chuyền này thường nằm ở Ấn Độ, Trung Quốc với hàng triệu công nhân. 
Chưa hết, để một viên kim cương có thể tỏa sáng các thợ thủ công phải thực hiện rất nhiều giác cắt phức tạp. Quá trình này sẽ làm khối lượng viên kim cương bị hao hụt đi rất nhiều. Ví dụ, để chế tác kim cương tròn, viên đá thô ban đầu sẽ mất đi 47% khối lượng. 


Kim cương giác cắt tròn

Nghĩa là để tạo thành viên kim cương 1 carat thì phải có gần 2 carat kim cương thô. Vì vậy, tỷ lệ hao hụt cũng là lý do giải thích tại sao kim cương lại đắt đỏ.

Chi phí vận hành, quảng cáo

Để đến tay người tiêu dùng, kim cương phải trải qua một quá trình vận chuyển, phân phối và kiểm duyệt gắt gao. Để đánh giá chất lượng, loại đá này sẽ được các trung tâm uy tín kiểm định kỹ lượng. Các thông số về màu sắc, độ tinh khiết, kích thước, giác cắt phải chính xác và có độ tin cậy cao. Kim kim cương càng lớn sẽ có giá kiểm định càng tăng và ngược lại.


Quảng cáo cho kim cương

Thêm nữa, chi phí quảng cáo cho kim cương cũng không phải là con số nhỏ. Các doanh nghiệp phải liên tục gợi mở, truyền bá các thông điệp về tình yêu, đạo đức… Để khơi dậy niềm yêu thích, mong muốn sở hữu của khách hàng. Có như vậy loại đá này mới có thể giữ vững vị trí của mình qua bao thế hệ.

Sự thật tại sao kim cương lại đắt đỏ

Ngoài những điều đã phân tích phía trên thì kim cương vẫn ẩn chứa những bí mật khác. Thực chất, nó đã được “đánh bóng” giá rất nhiều lần. Tạo ra một con số ảo, xa xỉ hơn nhiều so với giá trị thực sự của nó.

Giá của kim cương được điều chỉnh bởi các tập đoàn độc quyền

Bạn nên biết rằng kim cương không hề hiếm như những gì chúng ta được nghe. Bạn có thể kiểm tra điều này bằng cách đi đến các cửa hàng trang sức. Số lượng nữ trang kim cương chắc chắn luôn vượt trội hơn các loại đá quý khác.


Số Kim cương ở một mỏ này có thể đủ cho con người sử dụng trong 3000 năm tới

Các tập đoàn kim cương vì muốn tối ưu lợi nhuận đã kiểm soát nguồn hàng để tạo ra sự chênh lệch cung cầu. Bất kể số kim cương khai thác hàng năm lên đến vài triệu carat. Họ vẫn sẽ chất đầy trong kho và xuất ra một cách nhỏ giọt. Điều này là nguyên nhân của sự khan hiếm nhân tạo, khiến các thượng đế đồng ý chi số tiền cao.


Sản lượng kim cương trong kho cũng vô cùng lớn

Các cuộc đấu giá kim cương cũng là một chiêu trò móc túi khách hàng. Tại đó, một viên kim cương có thể được đẩy giá lên đến hàng chục triệu đô la.
Tính trung bình, mỗi viên kim cương thường được các tập đoàn nâng giá từ 2 - 5 lần. Đây là một lợi nhuận khổng lồ so với các chi phí họ đã bỏ ra.

Kim cương tại các cửa hàng bán lẻ


Cửa hàng bán kim cương

Khi phân phối đến các cửa hàng, kim cương lại được nâng giá một lần nữa. Các chi phí cộng thêm sẽ bao gồm tiền thuế, mặt bằng, nhân công và lợi nhuận của cửa hàng. Đó là chưa kể đến chi phí quảng cáo, truyền thông của các thương hiệu lớn.


Ngoại trừ những viên đặc biệt hiếm, hầu hết kim cương đều sẽ mất giá

Đến đây, câu hỏi tại sao kim cương đắt đã rõ ràng hơn rất nhiều. Thế nên, nếu có ý định đầu tư bằng kim cương bạn hãy cân nhắc thật kỹ. Chỉ trừ khi viên đá của bạn có màu sắc và kích thước đặc biệt, có một câu chuyện và ý nghĩa độc đáo… bằng không, ngay khi bạn mua thì nó đã mất đi hơn phân nửa giá trị của mình. 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét