4/23/2022

Dấu hiệu trẻ bị rối loạn giấc ngủ và giải pháp khắc phục hiệu quả

Rối loạn giấc ngủ ở trẻ có thể gây nhiều ảnh hưởng đến các hoạt động thể chất, tinh thần và cảm xúc của trẻ. Bởi thế, các bậc phụ huynh cần chú ý quan sát những dấu hiệu của hiện tượng này để phòng ngừa, phát hiện và điều trị cho con trong thời gian sớm nhất.

Những dấu hiệu nhận biết rối loạn giấc ngủ ở trẻ nhỏ


Nếu trẻ nhà bạn xuất hiện các biểu hiện sau vào ban ngày, rất có thể trẻ đang rơi vào tình trạng rối loạn giấc ngủ ban đêm:
  • Sụp mí mắt gấp, ngáp nhiều, hay ngủ gật vào ban ngày.
  • Trẻ có dấu hiệu không muốn chơi đùa.
  • Mệt mỏi, lờ đờ, hạn chế vận động.
Khi bị rối loạn giấc ngủ hay mất ngủ hậu covid, trẻ thường xuất hiện nhiều dấu hiệu khác nhau vào ban đêm như xuất hiện cơn ngưng thở khi ngủ, mộng du, mất ngủ, có cảm giác hoảng sợ. Trong đó, hoảng sợ và mộng du được xem là hai dấu hiệu phổ biến hàng đầu.

Mộng du

Đây là dấu hiệu điển hình của tình trạng rối loạn giấc ngủ, khiến trẻ đột ngột thức dậy từ giấc ngủ sâu. Lúc này, trẻ có thể thực hiện một số động tác như ngồi tại giường, đôi khi trẻ đi lại, mặc quần áo, ăn uống. Mộng du thường có thể xảy ra ở thời điểm từ 1-2 tiếng sau khi đi ngủ.

Thông thường, cơn mộng du sẽ kéo dài dưới 30 phút, sau đó sẽ trẻ sẽ tiếp tục ngủ và không nhớ gì vào sáng hôm sau. Hiện nay, tình trạng mộng du xuất hiện ở trẻ khá phổ biến, với lệ từ 10 – 15% và đặc biệt thường gặp ở bé nam nhiều hơn bé nữ.

Xuất hiện cơn hoảng sợ vào ban đêm

Một trong những dấu hiệu của chứng rối loạn giấc ngủ chính là xuất hiện những cơn hoảng sợ và ban đêm. Tình trạng này có thể xuất hiện ở trẻ nhỏ từ 1 - 8 tuổi, đôi khi kèm theo mộng du.

Khi gặp cơn hoảng sợ và ban đêm, trẻ sẽ đột nhiên vùng dậy la hét, khóc lóc. Trẻ cũng có dấu hiệu căng thẳng, sợ hãi, bồn chồn, mắt mở to nhưng vẫn như đang trong giấc ngủ. Bố mẹ thường rất khó dỗ dành trẻ hoặc đánh thức cho trẻ tỉnh hẳn. Cơn hoảng sợ có thể kéo dài khoảng 15 phút, sau đó trẻ sẽ tiếp tục ngủ thiếp đi.


Giải pháp điều trị và hỗ trợ phòng ngừa chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ

Có thể thấy rằng, hiện tượng trẻ bị rối loạn giấc ngủ vốn biểu hiện theo nhiều cách khác nhau. Bởi thế mà các bậc phụ huynh cần phải chú ý và theo dõi để sớm nhận biết cũng như áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp để cải thiện giấc ngủ hậu covid hiểu quả. Để phòng ngừa, hỗ trợ điều trị chứng rối loạn giấc ngủ, phụ huynh hãy quan tâm đến những lưu ý sau:
  • Hạn chế cho trẻ nằm giường cao khi ngủ, không để các vật sắc nhọn ở gần giường ngủ sẽ giúp trẻ có cảm giác an tâm hơn, ngủ ngon hơn.
  • Bố mẹ cần chú ý đóng chặt lối đi ở cầu thang, cửa nhà và cửa sổ và ban đêm. Điều này giúp đảm bảo an toàn cho trẻ nếu trẻ bị mộng du.
  • Khi trẻ trải qua cơn mộng du hay hoảng sợ, bố mẹ cần vỗ về và an ủi trẻ giúp trẻ trở lại giấc ngủ.
  • Với những trẻ thường xuyên bị rối loạn giấc ngủ, bố mẹ cần ghi chép lại khoảng thời gian trẻ bắt đầu ngủ đến khi xuất hiện cơn mộng du hay hoảng sợ để tìm ra quy luật. Sau đó, bạn hãy chủ động đánh thức trẻ trước khi xuất hiện các dấu hiệu trên khoảng mười 15 phút.
  • Sử dụng thuốc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ trong những trường hợp bệnh nặng.
  • Sử dụng sản phẩm Bát Tiên Bình Đông nếu trẻ trên 12 tuổi. Đây là sản phẩm có khả năng cải thiện giấc ngủ hiệu quả, giúp bồi bổ cơ thể, hỗ trợ giảm mệt mỏi. Sản phẩm được bào chế dựa trên bài thuốc cổ phương "Bát Tiên Trường Thọ" với các thành phần hoàn toàn tự nhiên như Thục Địa, Lạc Tiên, Phòng Đảng Sâm, Mạch Môn, Hoài Sơn, Ngũ Vị Tử, Phục Linh, Hoàng Tinh, Mẫu Đơn Bì, Sơn Thù Du có khả năng cải thiện rất ngủ hiệu quả mà không gây tác dụng phụ, không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Về cơ bản, trẻ bị rối loạn giấc ngủ có thể xuất hiện với nhiều dấu hiệu khác nhau. Nếu tình trạng này kéo dài, đã áp dụng các biện pháp khắc phục trên nhưng không hiệu quả, các bạn cần chủ động đưa bé đến thăm khám tại các cơ sở y tế để được điều trị hiệu quả nhất.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét