Bạn đang tìm cách phòng ngừa ho khó thở về đêm hiệu quả tại nhà để bảo vệ sức khoẻ gia đình?
Nếu bạn cảm thấy ho về đêm khó thở kéo dài, hãy cẩn trọng bởi đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn. Trong cơ thể, mọi triệu chứng bất thường đều là điều các bạn không nên chủ quan.
Dấu hiệu ho khó thở về đêm cảnh báo bệnh gì?
Có thể thấy rằng, ho lâu ngày kéo theo tình trạng khó thở về đêm có thể là triệu chứng của nhiều căn bệnh khác nhau. Bởi thế, bệnh nhân cần thăm khám, thực hiện một vài kiểm tra nhằm xác định chuẩn xác bệnh.Ho khó thở thường khiến người bệnh ho liên tục, gặp nhiều khó khăn trong việc hít thở hoặc người bệnh cảm thấy hơi thở rất ngắn, không thở được. Khi cố gắng hít thở thường thấy lồng ngực thắt chặt lại vô cùng căng tức. Triệu chứng này thường có sự liên quan đến những vấn đề về phổi, tim hay dị ứng cụ thể:
- Hen suyễn: Hen suyễn thường khiến cổ họng tích tụ chất nhầy khiến người bệnh ho khó thở về đêm. Ngoài ra, trong một số trường hợp hen suyễn cũng bị kích thích do trào ngược dạ dày, dẫn đến tình trạng khó thở.
- Thuyên tắc phổi: Phổi hình thành cục máu đông thường dẫn đến bệnh thuyên tắc phổi vô cùng nguy hiểm.
- Tắc nghẽn phổi mãn tính: Khi phổi tắc nghẽn tại đường thở làm bệnh nhân cảm thấy ho tức ngực, ho nhiều khó thở, cảm giác thở khò khè...
- Viêm phổi: Bệnh khiến người mắc phải ho dai dẳng, đau ngực, mệt mỏi đặc biệt về đêm.
- Vấn đề về tim: Người mắc bệnh tim khiến hoạt động bơm máu ở tim bị cản trở, dẫn đến cảm giác khó thở về đêm. Các bệnh tim phổ biến dễ gây nên tình trạng này gồm có rối loạn nhịp tim, chấn thương tim, suy tim…
- Dị ứng: Vào ban đêm, môi trường ngủ khi có sự xuất hiện của những tácc gây dị ứng như bụi, phấn hoa, nấm mốc, lông thú... sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho những cơn ho và cảm giác khó thở xuất hiện.
- Vấn đề tâm lý: Người thường xuyên lo lắng, hoảng loạn hoặc gặp vấn đề căng thẳng ban ngày thường bị thở về đêm do nó kích hoạt phản ứng chống stress. Kèm theo đó thường là cảm giác buồn nôn, thậm chí là ngất xỉu.
>> Có thể bạn quan tâm đến: Tìm hiểu ho về đêm là triệu chứng của bệnh gì?
Làm gì khi thường xuyên ho khó thở về đêm?
Nếu thường xuyên xuất hiện ho khó thở về đêm, các bạn có thể áp dụng một số giải pháp hỗ trợ khắc phục như sau:- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung cho cơ thể những dưỡng chất cần thiết trong chế độ ăn uống hàng ngày, đặc biệt là những thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, lượng sắt cao như rau xanh, thịt nạc, cá hồi,…
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao phù hợp, ưu tiên đi bộ nhẹ nhàng.
- Không hút thuốc lá hay tiếp xúc với môi trường khói thuốc và hạn chế uống rượu bia, đồ uống có cồn hay cà phê, chất kích thích.
- Dùng trà nghệ hoặc gừng ấm trước khi đi ngủ bởi đây là những dược liệu có đặc tính chống viêm và thư giãn cơ hô hấp.
- Thăm khám bác sĩ khi ho khó thở về đêm kéo dài, không thuyên giảm hoặc xuất hiện thêm một số dấu hiệu như tím tái môi, ngón tay, khò khè, phát ra âm thanh lớn khi thở…
Đặc biệt, sản phẩm được bào chế từ bài thuốc cổ truyền với thành phần chính là dược liệu Thiên Môn Đông, Trần bì, Bình vôi, Bách bộ, Tang bạch bì, Gừng, Kinh giới, Bạc hà, Actiso, có khả năng làm mát phổi, giúp khí trong phổi lưu thông và hỗ trợ điều trị các chứng bệnh về đường hô hấp hiệu quả. Các bạn có thể dùng sản phẩm hàng ngày, uống trước hoặc sau bữa ăn trong vòng 30 phút.
Sức khỏe là vàng nên khi cơ thể có những biểu hiện bất thường như ho khó thở về đêm, các bạn tuyệt đối không nên chủ quan. Việc tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề này sẽ sẽ giúp bạn có biện pháp khắc phục để ngăn chặn những ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe nhé!
Sức khỏe là vàng nên khi cơ thể có những biểu hiện bất thường như ho khó thở về đêm, các bạn tuyệt đối không nên chủ quan. Việc tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề này sẽ sẽ giúp bạn có biện pháp khắc phục để ngăn chặn những ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe nhé!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét