2/17/2021

Suy nhược thần kinh nên làm gì?

Suy nhược thần kinh nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến trầm cảm, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống của người bệnh và gia đình.

Suy nhược thần kinh là trạng thái loạn thần phổ biến nhất, chiếm 60-70% số lượt khám bệnh tại các khoa thần kinh và tâm thần. Bệnh xuất hiện chủ yếu ở người lao động trí óc, đặc biệt từ ở lứa tuổi từ 20 – 45. Người mắc suy nhược thần kinh thường chủ quan trong việc chữa trị, nếu kéo dài có thể dẫn đến trầm cảm, ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống, thậm chí gây ra những hậu quả khôn lường cho gia đình và xã hội.

Suy nhược thần kinh nên làm gì?
Suy nhược thần kinh nên làm gì?

Triệu chứng của suy nhược thần kinh

Bạn có thể dựa vào những triệu chứng được liệt kê dưới đây để xác định xem liệu mình có bị suy nhược thần kinh hay không:

  • Thay đổi tâm trạng: chẳng hạn như dễ nổi nóng, tức giận kèm theo cảm giác ăn năn, tội lỗi, dễ khóc, dễ xúc động và đôi khi trầm lặng tuyệt đối.
Suy nhược thần kinh khiến tâm trạng của bệnh nhân dễ thay đổi
Suy nhược thần kinh khiến tâm trạng của bệnh nhân dễ thay đổi
  • Tự cô lập bản thân và thích ở một mình: Khi sự căng thẳng lên đến mức đỉnh điểm, họ dễ tự cô lập bản thân và dành toàn bộ năng lượng để đối phó với căng thẳng.
  • Rối loạn cảm giác: Xuất hiện các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, người tê mỏi, chán nản, buồn bã. Những triệu chứng này thường xảy ra và thay đổi theo trạng thái tâm lý vì những người bị suy nhược thần kinh rất nhạy cảm và dễ bị ám thị.
  • Rối loạn giấc ngủ: Khi mắc phải chứng bệnh này, bạn có thể bị mất ngủ hoặc tỉnh giấc nhiều lần trong đêm, ngủ quá ít hoặc quá nhiều so với bình thường.
Rối loạn giấc ngủ, mất ngủ
Rối loạn giấc ngủ, mất ngủ
  • Lo âu quá độ: dễ sinh ra những cảm xúc hay suy nghĩ tiêu cực, luôn thấy các vấn đề xảy ra là trầm trọng và bế tắc, không thể giải quyết.
  • Tăng nhịp tim: Người bệnh cảm thấy căng thẳng quá độ khiến tim đập nhanh hơn, họng bị nghẹn lại và có cảm giác co thắt ở ngực.
  • Triệu chứng trên cơ thể và thần kinh: Người bệnh thường cảm thấy đau mỏi cổ, thắt lưng, cột sống, chóng mặt, hoa mắt, các cơ bị đau nhức và cảm giác khó chịu ở ngoài da như kim châm, kiến bò, nóng lạnh thất thường, run chân tay, lưỡi, bị rối loạn cảm xúc…
=> Xem thêm: Cách trị huyết trắng tại nhà hiệu quả, an toàn

Cần làm gì khi bị suy nhược thần kinh?

Khi nghi ngờ có hiểu hiện của suy nhược thần kinh, bệnh nhân nên đến khám khoa tâm thần trong các bệnh viện, các phòng khám tâm thần quận huyện để được bác sĩ chẩn đoán và tư vấn cụ thể, tuyệt đối không điều trị theo mách bảo.

Đối với bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh, trong quá trình điều trị cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ, dùng thuốc đúng giờ, đúng liều, không tự uống thuốc, không nghe theo bệnh nhân khác. Vì một số thuốc chữa suy nhược thần kinh có khả năng gây nghiện. Bệnh nhân nên chú ý lời dặn của bác sĩ và báo ngay bác sĩ nếu có biểu hiện bất thường do tác dụng phụ của thuốc.

Để phòng ngừa suy nhược thần kinh, cần có lối sống lành mạnh như: dinh dưỡng hợp lý, ngủ đủ giấc, tập thể dục, tránh lạm dụng rượu bia, tránh sử dụng thuốc kích thích... Tốt nhất là chia nhỏ bữa, ngoài bữa chính thêm 2-3 bữa phụ. Cần ăn đủ nhưng không quá no và không ăn những thức ăn khó tiêu. Thực đơn ăn uống cần đảm bảo 4 thành phần đạm – béo - bột đường – vitamin, nhưng cần bổ sung thêm nhiều rau xanh như súp lơ, cải chíp, những loại rau nhiều axit folic và vitamin tốt cho sức khỏe, dễ ăn. Những loại trái cây có vị thanh như thanh long, nho, cam... Đối với người lao động quá sức, ăn uống cần đủ chất đạm, lipit (thịt, cá, trứng,...) và cần chú ý thêm chế độ nghỉ ngơi, học và làm việc hợp lý, nhất là đảm bảo giấc ngủ trưa từ 30 phút đến 1 giờ.

Ăn nhiều rau, bổ sung nhiều thực phẩm Axit Folic
Ăn nhiều rau, bổ sung nhiều thực phẩm Axit Folic

Tránh những stress, tập thư giãn, tập thở là một trong những phương cách tốt giúp cơ thể điều chỉnh nhịp thở. Cần xoa bóp chân tay, nhất là vùng lưng và các khớp gối. Nếu các biểu hiện suy nhược không được cải thiện cần đến cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị thích hợp.

=> Xem thêm: Lời khuyên cho những ai biếng ăn

Bát Tiên Bình Đông giúp giảm căng thẳng suy nhược

Bát Tiên Bình Đông là sự kết hợp giữa bài thuốc cổ truyền và công nghệ hiện đại để bào chế và sản xuất, nên có thể giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi, giúp ăn ngon, ngủ sâu, phục hồi sức khỏe... Sản phẩm được hoàn toàn chứa các dược liệu tự nhiên như:

Bát Tiên Bình Đông
Bát Tiên Bình Đông - giúp giảm căng thẳng, suy nhược
  • Đảng sâm, Phục linh, Trạch tả, Đan bì, Sơn thù điều trị cơ thể suy nhược, mệt mỏi nhức đầu, đau lưng ù tai thiếu máu, giúp an thần, chống trầm cảm
  • Lạc Tiên với alkaloid giúp dễ ngủ, ngủ ngon giấc, Mạch môn với saponin steroid chữa khó ngủ, loạn thần kinh mạch máu, loạn thần kinh giấc ngủ, mất ngủ
  • Thục địa, Ngũ vị tử giúp điều hòa tuần hoàn máu, kích thích hô hấp giúp chống nhược sức, cơ thể yếu mệt
Sản phẩm rất tiện dụng và có thể mang theo bên mình mọi lúc mọi nơi. Đặc biệt sử dụng Bát Tiên Bình Đông thường xuyên kết hợp cùng chế độ dinh dưỡng và rèn luyện thân thể hợp lý sẽ giúp bạn có một cuộc sống vui vẻ và khỏe mạnh.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét