Một số dấu hiệu giúp nhận biết phổi yếu
- Khó thở: Cảm giác khó thở xuất hiện khi người bệnh hít vào, thở ra hoặc cả hai. Nguyên nhân của hiện tượng này là do phế quản bị hẹp, tắc nghẽn hoặc phế nang bị tổn thương, xơ hóa, mất khả năng giãn rộng và xẹp lại. Khi mới khởi phát, dấu hiệu khó thở thường mờ nhạt, người bệnh chỉ cảm thấy khó thở khi hoạt động gắng sức. Tuy nhiên, mức độ khó thở sẽ gia tăng theo thời gian, hơi thở ngắn, hay bị hụt hơi, thở khò khè.
- Ho kéo dài: Ho kéo dài, ho lâu ngày không khỏi thường xuất hiện vào sáng sớm, về sau ho tái phát về đêm và ho cả ngày, tần suất cơn ho ngày càng dày đặc. Khi người bệnh dùng thuốc giảm ho, long đờm, triệu chứng ho có thể biến mất nhưng lại dễ tái phát. Lúc này, tình trạng ho sẽ nặng hơn, uống thuốc cũng sẽ lâu khỏi hơn. Trong một số trường hợp, người bệnh còn có thể bị ho ra máu.
- Đau ngực: Nhắc đến dấu hiệu này nhiều người thường nghĩ đến triệu chứng của bệnh tim. Tuy nhiên, đau ngực cũng có thể là do nhiễm trùng phổi với cảm giác đau ngực nhẹ khi ho, hắt hơi thậm chí khó thở.
Phổi yếu có nguy hiểm không?
Bạn tuyệt đối không được chủ quan với tình trạng phổi yếu bởi đây chính là nguyên nhân, là con đường dẫn tới nhiều bệnh lý nguy hiểm và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Người phổi yếu rất dễ mắc các bệnh lý mạn tính nguy hiểm, trong đó tiêu biểu gồm các bệnh như viêm phế quản mạn tính, khí phế thũng, phổi tắc nghẽn mạn tính COPD, ung thư phổi…Để giúp lá phổi luôn khỏe mạnh, các bạn cần áp dụng các biện pháp vừa bảo vệ phổi, vừa giải độc, phục hồi chức năng và tổn thương ở phổi. Đây được xem là một trong những cách chữa phổi yếu hiệu quả nhất.
Cách bảo vệ phổi từ các tác nhân gây hại
Để phổi luôn khỏe mạnh, việc bảo vệ phổi trước các tác nhân gây hại đến từ bên ngoài là điều vô cùng cần thiết, cụ thể:- Hãy tránh xa khói thuốc lá, bếp than củi và bếp than tổ ong, khi ra ngoài cần sử dụng khẩu trang để bảo vệ bản thân trước ô nhiễm không khí.
- Thường xuyên vệ sinh nhà ở sạch sẽ, trồng thêm nhiều cây xanh quanh nhà, sử dụng máy lọc không khí nhất là trong những ngày thời tiết hanh khô.
- Nên sử dụng các loại thực phẩm có chứa nhiều khoáng chất và vitamin, đặc biệt hãy áp dụng chế độ ăn hữu cơ để tránh nguy cơ mắc các bệnh như viêm phế quản mãn tính hay ung thư phổi.
- Ăn nhiều các loại thực phẩm chống viêm như rau lá xanh, việt quất, hạt óc chó, nghệ, đậu lăng…có tác dụng chống viêm đường hô hấp.
- Uống nhiều nước với khoảng 1,5-2l/ngày sẽ giúp phổi không có chất nhầy, máu lưu thông dễ dàng hơn.
>> Có thể bạn quan tâm: Lưu ý khi sử dụng thuốc bổ phối cho người già trên 80 tuổi
Tăng cường sức khỏe lá phổi với Thiên Môn Bổ Phổi
Theo các bác sĩ Đông y, y học cổ truyền có rất nhiều vị thuốc được lưu truyền từ đời này qua đời khác có khả năng phòng và chữa các bệnh về phổi hiệu quả. Trong đó, vị thuốc Thiên môn đông được ứng dụng phổ biến hơn cả với khả năng làm mát phổi, giúp khí trong phổi lưu thông tốt, hỗ trợ điều trị các chứng ho như ho khan, ho có đờm, miệng khô, viêm phổi...Kế thừa nền y học cổ truyền, Dược Bình Đông đã cho ra mắt sản phẩm thuốc bổ phổi - Thiên Môn bổ phổi với thành phần chính là Thiên môn đông và nhiều vị thuốc quý khác như Trần bì, Bình vôi, Gừng, Kinh giới… không chỉ giúp hỗ trợ điều trị các chứng ho khan, ho gió, ho đờm, đau họng… mà còn dưỡng âm, bổ phổi, giúp ngăn ngừa các bệnh lý thường gặp do phổi yếu.
Khi có dấu hiệu phổi yếu, việc áp dụng các giải pháp khắc phục hiệu quả là điều vô cùng cần thiết. Hãy cân nhắc sử dụng Thiên Môn Bổ Phổi, bạn sẽ có được lá phổi khỏe mạnh để bảo vệ cơ thể hiệu quả trước các bệnh về phổi.
Nội dung có cùng chủ đề bổ phổi:
- Thuốc bổ phổi cho người bị nhiễm Covid-19
- Cách chữa phổi yếu hiệu quả nhất hiện nay
- Cách tự kiểm tra sức khỏe của phổi ai cũng làm được
0 nhận xét:
Đăng nhận xét